TIN TỨC

Hạ tầng kỹ thuật khu bay

Được xây dựng từ một sân bay bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, Cảng HKQT Nội Bài đã thay đổi toàn diện để trở thành một cảng hàng không hiện đại, là cửa ngõ giao thương quốc tế đặc biệt quan trọng của thủ đô Hà Nội với các nền kinh tế trên thế giới, trở thành sân bay đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn của ICAO với 02 đường cất hạ cánh, hệ thống thiết bị phụ trợ dẫn đường tiêu chuẩn CAT II, đường lăn, sân đỗ đủ năng lực tiếp thu các loại máy bay thân lớn, hiện đại như Airbus A380, Boing 787… trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.

1. Đường cất hạ cánh (CHC):

Cảng HKQT Nội Bài có 02 đường CHC song song là 11L/29R và 11R/29L; tim cách nhau 250m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một thời điểm.

1.1. Đường cất hạ cánh 11L/29R:

– Ký hiệu: 11L/29R

– Chiều dài: 3.200m

– Chiều rộng: 45m

– Loại mặt đường: Bê tông nhựa Polymer có sức chịu tải PCN=62/R/B/X/T

– Các cự ly công bố:

  • Đoạn chạy lấy đà (TORA): 3.200m;
  • Cự ly có thể cất cánh (TODA): 3.600m;
  • Cự ly có thể dừng khẩn cấp (ASDA): 3.300m;
  • Cự ly có thể hạ cánh (LDA): 3.200m.

– Dải bảo hiểm: 4.000m x 300m

– Đoạn dừng: 100m x 60m

– Kích thước khoảng trống: 400m x 300m

– Lề đường cất hạ cánh: Độ rộng mỗi bên 7,50 m

1.2. Đường cất hạ cánh 11R/29L:

– Ký hiệu: 11R – 29L

– Hướng từ: 107º – 287º

– Chiều dài: 3.800m

– Chiều rộng: 45m

– Loại mặt đường: Bê tông xi măng có sức chịu tải: PCN 60/R/B/W/T

– Các cự ly công bố:

  • Đoạn chạy lấy đà (TORA): 3.800m;
  • Cự ly có thể cất cánh (TODA): 4.100m;
  • Cự ly có thể dừng khẩn cấp (ASDA): 3.900m;
  • Cự ly có thể hạ cánh (LDA): 3.800m;

– Dải bảo hiểm: 4.400m x 300m

– Đoạn dừng: 100m x 60m

– Kích thước khoảng trống: 300m x 300m

– Lề đường cất hạ cánh: Độ rộng mỗi bên 7,50m

2. Đường lăn:

Cảng HKQT Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ cánh 11L/29R (phía Bắc) và 11R/29L (phía Nam).

2.1. Hệ thống đường lăn phía Bắc đường CHC 11L/29R (dùng cho quân sự):

Gồm 01 đường lăn chính và các đường lăn nhánh. Đường lăn chính chạy song song với đường CHC 11L/29R, cách mép đường CHC 212m, có kích thước 2.800m x 14m, mặt phủ bê tông nhựa Polymer; sức chịu tải: PCN = 54/R/C/W/U. Đường lăn chính được nối liền với đường CHC 11L/29R bằng 05 đường lăn vuông góc, mặt phủ bê tông nhựa Polymer, sức chịu tải: PCN = 54/R/C/W/U, đánh số thứ tự từ N1 đến N5 theo hướng từ Tây sang Đông.

2.2. Hệ thống đường lăn phía Nam đường CHC 11L/29R (dùng cho hàng không dân dụng):

Chạy song song với đường CHC 11R/29L gọi là đường lăn S1: Kích thước: 3.900m x 23m, lề có kích thước 2 x 10,5m, sức chịu tải PCN = 60/R/C/W/U. Trong đó có 136,5m tính từ lề đường CHC 11L/29R tới lề đường CHC 11R/29L có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn 3.763,5m còn lại là bê tông xi măng.

Đường lăn S1 được nối với các đường CHC bằng các đường lăn chính sau:

* Đường lăn S2: Kích thước: 399,5m x 23m, lề có kích thước 2 x 10,5m, sức chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Trong đó có 136,5m tính từ lề đường CHC 11L/29R tới lề đường CHC 11R/29L có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn 263m còn lại là bê tông xi măng.

* Đường lăn S3: Kích thước: 400m x 27m, lề có kích thước 2 x12,6m, sức chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Trong đó có 230m tính từ lề đường CHC 11L/29R tới lề đường CHC 11R/29L có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn 170m còn lại là bê tông xi măng.

* Đường lăn S4: Kích thước: 148,5m x 27m, lề có kích thước 2m x 12,6m, sức chịu tải PCN = 60-70/R/C/W/U. Bề mặt bê tông xi măng.

* Đường lăn S5: Kích thước: 400m x 27m, lề kích thước 2 x 12,6m, sức chịu tải PCN = 60-70/R/C/W/U. Trong đó 230m tính từ lề đường CHC 11L/29R tới lề đường CHC 11R/29L có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn 170m còn lại là bê tông xi măng.

* Đường lăn S6: Kích thước 148,5m x 23m, lề có kích thước 2m x 10,5m, sức chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Bề mặt bê tông xi măng.

Đường lăn S7: Kích thước: 399,5m x 23m, lề có kích thước 2 x 10,5m, sức chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Trong đó có 136,5m tính từ lề đường CHC 11L/29R tới lề đường CHC 11R/29L có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn 263m còn lại là bê tông xi măng.

3. Sân đỗ tàu bay:

Cảng HKQT Nội Bài hiện đang khai thác thường lệ 47 vị trí đỗ tàu bay tại 02 khu vực là Sân đỗ tàu bay T1 và Sân đỗ tàu bay T2, gồm:

– Có 07 vị trí đỗ gồm các vị trí số: 1, 2, 3, 4, 25, 28, 53 sử dụng cho các loại tàu bay ATR72, F70 và tương đương (sải cánh tối đa 28,1m)

– Có 07 vị trí đỗ gồm các vị trí số: 5, 7, 8, 10, 18, 23, 24 sử dụng cho các loại tàu bay A321 và tương đương (sải cánh tối đa 35,8m)

– Có 01 vị trí đỗ số 22 sử dụng cho các loại tàu bay B767-300 và tương đương (sải cánh tối đa 47,57m)

– Có 01 vị trí đỗ số 11 sử dụng cho các loại tàu bay B767-400 và tương đương (sải cánh tối đa 52,0m)

– Có 22 vị trí đỗ gồm các vị trí số: 12, 14, 15, 16, 17, 19, 20, 21, 30, 31, 32, 34, 37, 39, 40, 41, 42, 44, 47, 49, 50, 52 sử dụng cho các loại tàu bay B777-300, B747-400 và tương đương (sải cánh tối đa 64,9m)

– Có 02 vị trí đỗ gồm các vị trí đỗ số: 6, 9 sử dụng cho các loại tàu bay B777-300, B747-400, B747-8F và tương đương (sải cánh tối đa 68,4m)

– Có 02 vị trí đỗ gồm các vị trí số: 29, 51 sử dụng cho các loại tàu bay B777-300, B747-400, B747-8F, A380 và tương đương (sải cánh tối đa 80m)

– Các vị trí đỗ số 26, 26A (không sử dụng cùng một thời điểm) có thể đỗ được các loại từ tàu bay nhỏ như ATR72 đến các loại tàu bay thân lớn như B777-300, B747-400, B747-8F (sải cánh tối đa 68,4) (tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của vị trí đỗ liền kề).

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY